Giấc ngủ và sức khỏe trí óc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngủ đủ giấc nắm vai trò quyết định năng suất làm việc, khả năng ghi nhớ và niềm vui cho chúng ta vào ban ngày. Do đó, việc hiểu sâu về giấc ngủ cũng như biết được mình cần ngủ bao nhiêu một ngày rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung đáng kể cho bạn lượng thông tin đó.
Giai đoạn của giấc ngủ là gì ?
Khi bạn ngủ, não và cơ thể của bạn trải qua một vài chu kỳ của giấc ngủ. Mỗi chu kỳ gồm bốn giai đoạn:
Ba giai đoạn đầu là một phần của giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM)
Giai đoạn cuối cùng là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM)
- Giai đoạn 1: Tính từ lúc thức cho đến lúc chìm vào giấc ngủ.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu tính thời gian ngủ khi bạn trở nên mất nhận thức xung quanh. Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ, hơi thở và nhịp tim trở nên đều đặn.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn ngủ sâu và có tính phục hồi nhất. Bạn thở chậm lại, huyết áp giảm, cơ bắp thả lỏng, giải phóng hormone, kích hoạt khả năng chữa lành và tái sản xuất năng lượng cơ thể.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối (REM) của chu kỳ ngủ, chiếm khoản 25% chu kỳ. Đây là lúc não của bạn hoạt động mạnh nhất và các giấc mơ xuất hiện. Trong suốt quá trình này, mắt bạn di chuyển qua lại nhanh dưới mí mắt. Giấc ngủ REM giúp bạn thúc đẩy hoạt động tinh thần và thể chất của bạn khi tỉnh dậy.
Mỗi một chu kỳ bình quân khoảng 90 phút. Nếu bạn có thể hoàn tất 5 chu kỳ, bạn sẽ có 7,5 giờ ngủ mỗi đêm, hoàn tất 6 chu kỳ sẽ tương đương bạn có 9 tiếng ngủ.Thời gian thức dậy lý tưởng nhất là vào cuối chu kỳ thay vì giữa chu kỳ. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy sinh lực hơn khi thức dậy.
Có một vài cách để giúp bạn tính toán được thời gian ngủ và tình trạng ngủ của mình. Nếu bạn đặt mục tiêu ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, các đồng hồ thông minh có tính năng theo dõi giấc ngủ (như Apple watch) sẽ giúp bạn cài đặt thời gian ngủ, theo dõi mức độ ngủ sâu và tính toán thời gian ngủ thực thụ của bạn
Thời gian ngủ tốt nhất ở mỗi độ tuổi là bao nhiêu?
Một số hướng dẫn của tổ chức Nhi khoa và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (American Academy of Pediatrics và CDC) về thời lượng của giấc ngủ theo độ tuổi
Nhu cầu giấc ngủ là khác nhau thậm chí là cùng trong một nhóm độ tuổi. Một số người có thể cần ngủ ít nhất 9 giờ mỗi đêm mới đủ, trong khi một số khác cùng nhóm tuổi lại thấy 7 giờ là phù hợp với họ.
Thời gian ngủ lý tưởng của bạn là bao nhiêu ?
Như đã đề cập, thời gian ngủ của mỗi người khác nhau, dựa theo nhu cầu cơ thể và tình hình sức khỏe của mỗi người. Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để biết thời gian ngủ phù hợp với mình là bao nhiêu. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn tự lượng thời gian ngủ của chính mình.
- Bạn có hoạt động hiệu quả, khỏe mạnh và vui vẻ với 7 giờ ngủ không? Hay bạn thấy mình cần ngủ thêm để đạt hiệu quả cao hơn?
- Bạn có tồn tại vấn đề sức khỏe nào không? Bạn có nguy cơ cao mắc bất kỳ bệnh nào không?
- Mức tiêu hao năng lượng hằng ngày của bạn có cao không? Bạn có thường chơi thể thao hoặc làm công việc nặng nhọc không?
- Các hoạt động của bạn có cần tập trung cao độ không? Bạn có lái xe mỗi ngày hay điều khiển các máy móc hạng nặng không? Bạn có từng cảm thấy buồn ngủ khi thực hiện các hoạt động này không?
- Bạn có đang hoặc đã từng gặp phải những vấn đề về giấc ngủ?
- Bạn có cần phụ thuộc vào caffeine để giữ tỉnh táo vào ban ngày?
- Khi có thời gian thư thả, bạn có ngủ nhiều hơn những ngày đi làm hay không?
Dựa trên những yếu tố trên, bạn có thể tụ gia giảm, điều chỉnh để đạt đến mức phù hợp với điều kiện cơ thể mình. Bạn cũng có thể căn cứ thêm một số dấu hiệu để hiểu được mình có thuộc dạng thiếu ngủ hay không để có động thái điều chỉnh kịp thời.
Dấu hiệu để biết bạn thiếu ngủ
Thiếu ngủ thực sự là một vấn đề với một số người, đặc biệt là khi họ căng thẳng trong công việc và cuộc sống ngày càng gia tăng. Ngủ quá ít có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống và chức năng phục hồi của cơ thể.
Bạn có thể ngủ quá ít vì:
- Mất ngủ
- Khó thở khi ngủ
- Đau thâm niên
- Các nguyên nhân khác
Một số dấu hiệu bạn có thể không ngủ đủ bao gồm:
- Bạn buồn ngủ trong ngày
- Bạn dễ cáu gắt hơn
- Năng suất làm việc thấp và kém tập trung
- Tăng chứng thèm ăn
- Khả năng phán đoán và ra quyết định không như thường lệ
- Dấu hiệu trên da (quầng thâm mắt, da xỉn màu, khóe miệng chảy xệ)
Một nghiên cứu về giấc ngủ năm 2020 cho thấy tình trạng thiếu ngủ tăng gấp đôi tỷ lệ lỗi ghi nhớ và tăng gấp ba lần số lần mất tập trung.
Ngủ đủ và sâu là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ bạn có thể tham khảo các cách để cải thiện giấc ngủ để tự khắc phục trước. Hoặc cân nhắc nói chuyện với bác sĩ của bạn để có những lời khuyên kịp thời.