Thời điểm tựu trường đến gần, công việc dần trở lại guồng quay, các phụ huynh dường như đau đầu hơn khi phân vân giữa việc để trẻ đến trường hay an toàn ở nhà. Nếu bạn dự định cho con đi học mùa covid thì điều quan trọng là các bạn cần phải nhận thức được những rủi ro và thách thức chúng ta cần phải đối mặt cả về thể chất lẫn cảm xúc. Hành trang kiến thức quay lại trường mùa covid cần chuẩn bị những gì sẽ phần nào giúp bạn gỡ rối mối lo này.
Đưa ra lựa chọn hợp lý
Bạn cần phải tự nhận định rằng chúng ta luôn có quyền lựa chọn, có nghĩa là việc đưa con đến trường không phải là “bắt buộc” và bạn không phải hoàn toàn “không có lựa chọn khác”. Nếu bạn cho trẻ đi học mùa covid, bạn có thể có nhiều thời gian quay lại công việc nhưng bù lại rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều đối với trẻ quá nhỏ với ý thức tự phòng tránh có giới hạn. Nếu bạn vẫn còn có thể làm việc tại nhà, khoan hãy để trẻ quay lại trường học cũng là một phương án đáng phải suy xét. Việc chỉ chọn 1 phương án là việc khó khăn, nhưng khi bạn quyết định chọn phương án cho trẻ đi học mùa dịch thì sẽ có những nguy hiểm phát sinh không lường trước được. Vì thế, thay vì bối rối và mất kiểm soát, bạn hãy lập ra các lựa chọn và phương án cụ thể rồi quyết định.
Chuẩn bị cho trẻ
Khi bạn đã chọn việc đưa con đến trường, bạn cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, đặc biệt là khi con bạn còn nhỏ.
-
Tập cho trẻ quen và thoải mái với việc đeo khẩu trang thường xuyên
Việc này bạn phải tập cho trẻ đeo ngay tại nhà, thời gian đeo mỗi lần tăng dần đến lúc chúng quên việc phải tháo khẩu trang xuống. Việc này tương tự với việc tập cho trẻ đeo kính thuốc. Trẻ sẽ có thể cảm thấy chóng mặt trong ngày đầu tiên nếu chúng đeo khẩu trang quá lâu. Bạn cần phải là hình mẫu để chúng tuân theo, nghĩa là bạn phải đeo khẩu trang cùng với chúng.
-
Thiết lập phạm vi an toàn
Sẽ khá nguy hiểm khi cho con đi học mùa covid khi những đứa trẻ khác không tôn trọng không gian riêng và phạm vi an toàn (6 feet hoặc 2 mét) của con bạn. Một số bạn không ý thức được khoảng cách an toàn cần thiết và cần được nhắc nhở. Giúp con bạn soạn sẵn những câu nói yêu cầu khoảng cách để dùng trong những tình huống này. Thực hành nhiều lần tại nhà cho tới khi con bạn quen với việc này.
-
Đưa ra những hướng dẫn khi con của bạn bị bắt nạt
Việc này là hệ quả khi con người bị mất kiểm soát về cảm xúc và dùng cách bắt nạt người khác để cố lấy lại cảm giác kiểm soát này. Không chỉ riêng thời gian đi học mùa covid, bạn cần phải nói chuyện với con bạn để hướng dẫn chúng cách đối phó trong các trường hợp này. Ở gần người lớn, báo với người lớn và báo lại với bạn để bạn cùng chúng giải quyết sớm nhất.
-
Tập thói quen không chạm mặt
Thói quen này là khó tập nhất bởi chúng ta vô thức chạm mặt, mũi, mắt và miệng rất nhiều lần trong ngày. Tập thói quen này không chỉ dành cho trẻ mà dành cho tất cả mọi người. Đối với trẻ, đặc biệt khi chúng ở nhà suốt ngày thời điểm dịch, chúng ta chưa cần phải tập quá khắt khe. Hãy cố bắt đầu bằng những cách vui nhộn để tập không chạm mặt người khác trước.
Khẩu trang có thể giúp trong trường hợp này, nhưng sẽ có những lúc tháo khẩu trang ra như ăn trưa, rửa mặt mà chúng có thể mất cảnh giác. Việc này cần phải tập luyện thường xuyên. Thay vì tỏ ra lo lắng bất an, việc bình thường hóa những thói quen này như một hành động thông minh mà các trẻ em cần cập nhật khi đi học mùa covid. Hãy chia sẻ với trẻ về kiến thức thường xuyên là cách tăng thêm cho chúng sức mạnh và giảm bớt lo lắng.
-
Tập ý thức rửa tay thường xuyên
Bạn có thể nhắc và tập thói quen rửa tay dễ dàng cho trẻ với nhiều video trên mạng sinh động và dễ dàng, nhưng bạn cần giám sát để đảm bảo con của bạn rửa đúng các bước.
Cần lưu ý: Quy trình rửa tay bằng xà phòng và nước cần phải đảm bảo đủ từ 20-30s. Nếu không có sẵn xà phòng, bạn cần thủ sẵn một bình xịt nước rửa tay khô cho trẻ.
Tăng cường sức đề kháng
Cơ thể khỏe mạnh sẽ tự sản sinh đề kháng không chỉ với cảm cúm mà còn rất nhiều bệnh lý khác. Bạn cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi một cách có khoa học để làm khỏe khả năng miễn dịch tự thân của con bạn.
-
Rèn luyện chế độ và thói quen ngủ lành mạnh
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và sức khỏe của con bạn, cũng như sự phát triển của chúng. Cố gắng và giúp con bạn xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh mà chúng có thể duy trì cho dù đi đến trường hay không.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị ngủ 9 đến 12 giờ mỗi đêm cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và 8 đến 10 giờ mỗi đêm cho thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết ngủ bao nhiêu 1 ngày là đủ và Cách để cải thiện giấc ngủ để kiểm tra lại chế độ ngủ của mình và con có đầy đủ và khoa học hay chưa.
-
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể đảm bảo một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và nhiễm trùng. Điều quan trọng là đảm bảo trẻ nhận được một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong thời kỳ khủng hoảng. Trẻ sơ sinh đến 6 tháng nên được bú mẹ hoàn toàn. Đối với trẻ trên 6 tháng, cung cấp thức ăn từ ít nhất bốn nhóm thực phẩm, bao gồm ngũ cốc, đậu, trái cây và rau, các sản phẩm sữa và các loại hạt.
Sự thật chứng minh vai trò của chế độ ăn giàu Vitamin và các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, selen và sắt) trong việc hỗ trợ mạnh mẽ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo có thể làm tăng nguy cơ thừa cân / béo phì.
Thực phẩm giàu Vitamin C, D và E cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các tế bào chống nhiễm trùng. Chất chống oxy hóa trong Vitamin C và E đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm trùng và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, selen, vitamin A) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch; trong khi một chế độ ăn giàu những thứ này có thể có vai trò trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bao gồm trái cây họ cam quýt, trái cây và rau màu vàng, rau lá xanh (cải bó xôi), tỏi, gừng, sữa chua, hạnh nhân, nghệ trong chế độ ăn của trẻ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, giữ cho cơ thể đủ nước và ngủ đủ giấc (giúp tăng tỷ lệ tổng hợp protein cơ) cũng có thể giúp hạn chế nhiễm trùng.
-
Theo dõi sức khỏe và duy trì thói quen hoạt động thể chất
Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại nhà bằng các dụng cụ đo thân nhiệt, kiểm soát cân nặng và biểu đồ phát triển của trẻ. Nếu con bạn từ 7 tuổi trở lên, bạn có thể theo dõi các chỉ số cơ thể của chúng bằng cân sức khỏe thông minh để kiểm soát lượng nước, protein và tình trạng béo phì hoặc thiếu cân của chúng.
Hoạt động thể chất và dinh dưỡng được biết là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục hàng ngày giúp giảm stress và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thời lượng tập thể dục từ 45-60 phút mỗi ngày là tối ưu.
Các hoạt động thể dục aerobic như đạp xe, chơi bóng đá, đi bộ đường dài và bơi lội đều giúp tim đập mạnh, trong khi các hoạt động như leo núi hoặc chống đẩy giúp tăng cường cơ bắp. Nếu hạn chế về không gian, tập theo những bài tập aerobic trên tivi, lắp một giỏ ném bóng rổ trong nhà cũng là một ý tưởng không tồi.
Điều quan trọng là bạn hãy chắc chắn là làm trẻ vui vẻ. Trẻ em hiện tại cần vui vẻ hơn trước rất nhiều. Khi bạn tăng niềm vui, tăng hạnh phúc, đồng nghĩa với việc bạn đang tăng cường khả năng chống dịch cho trẻ vậy.
Trẻ có thể muốn đến và “hỏi han” nhưng có thể không phải khi bạn mong đợi. Tạo không gian để trò chuyện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như đi dạo cùng nhau hoặc cùng nhau nướng bánh – có thể sẽ ít áp lực hơn trong những trường hợp này so với khi ngồi đối mặt. Kiểm tra trẻ định kỳ. Đừng cho rằng chúng ổn vì có vẻ như vậy. Thường xuyên trò chuyện và hỏi han trẻ xem mọi thứ diễn ra như thế nào. Những câu hỏi như: Con thích gì khi đi học lại? Con thấy đi học lại con sẽ gặp phải những rủi ro gì và con nghĩ làm thế nào để tránh chúng? Hãy từng bước chuẩn bị cả về mặt thể chất và tinh thần để cho trẻ có thể quay lại trường ở trạng thái tốt nhất.